Hiện nay nhiều khách hàng băn khoăn rằng nên nâng mũi phẫu thuật hay nâng mũi bằng tiêm chất làm đầy? Bởi vì không hiểu sự khác biệt giữa hai phương pháp này là gì? Vậy thì bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc đó.
Nâng mũi phẫu thuật là biện pháp thẩm mỹ phổ biến được nhiều khách hàng ưa chuộng. Đây là cách chỉnh sửa dáng mũi bằng cách đặt một chất liệu độn vào mũi và làm cho sống mũi cao nên.
Chất liệu nâng mũi có thể là sụn tự thân hoặc nhân tạo: Tự thân là lấy sụn xương sườn, xương vách ngăn hoặc sụn vành tai từ chính cơ thể khách hàng, còn sụn nhân tạo được dùng là silicon sinh học định hình.
Vậy phẫu thuật nâng mũi có ưu điểm gì?
Sống mũi sẽ cao thẳng dài lâu, tuy nhiên phẫu thuật nâng sống mũi vẫn có nguy cơ gây ra những biến chứng nhất định như nhiễm trùng do cơ địa không thích ứng được với nguyên liệu nhân tạo.
Đối với phẫu thuật nâng sống mũi thì người xung quanh vẫn sẽ nhận biết được mũi của bạn đã qua giải phẫu thẩm mỹ.
Còn đối với biện pháp nâng mũi không giải phẫu thì Bác sĩ sẽ tiêm chất làm đầy mô trực tiếp vào mũi. Chất làm đầy mô được dùng phổ biến ở nhiều nước ở thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đó là chất axit hyanyronic có cấu tạo gần giống thành phần cơ bản của da.Chất này khi đưa vào da nó các tác dụng làm đầy và sau một thời gian sẽ phân hủy và đào thải khỏi cửa cơ thể.
Điều đặc biệt nhất là nâng cao sống mũi bằng chất làm đầy n khó bị nhận biết bởi người xung quanh. Tuy nhiên nhược điểm của biện pháp này là chất nâng mũi không tồn tại vĩnh viễn nên nếu muốn giữ độ cao của sống mũi thì phải tiêm lại định kì.
Như vậy, phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ và không phẫu thuật đều có những ưu và hạn chế nhất định. Bạn nên đến trực tiếp các cơ sở Y tế để được Bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị nâng mũi hiệu quả và phù hợp nhất nhé!
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.