Bạn đang lo lắng không biết nên lựa chọn loại sụn tự thân nâng mũi nào để sở hữu dáng mũi thanh cao và hoàn mỹ nhất? Bác sĩ của Phẫu thuật Thẩm mỹ Hàn Quốc 3D sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Nâng mũi bằng sụn tự thân có khả năng giữ được kết quả dài lâu, nhưng nếu bạn muốn dáng mũi như mong muốn trong thời gian ngắn nhất mà không đau, không để lại sẹo xấu và chi phí thấp hơn thì có thể áp dụng phương pháp nâng mũi không cần phẫu thuật.
Tổng hợp sụn nâng mũi tự thân
Sụn tự thân là khái niệm chuyên khoa dùng để chỉ các loại sụn được lấy trực tiếp từ cơ thể khách hàng trong quá trình nâng mũi. Theo Chuyên gia của Phẫu thuật Thẩm mỹ Hàn Quốc 3D cho biết: Sụn tự thân là chất liệu độn được rất nhiều khách hàng ưu thích khi sử dụng dịch vụ nâng mũi S line bởi chúng thân thiện và dễ thích nghi với môi trường mới.
- Sụn sườn
Được bóc tách từ đốt sườn số 6, số 7 hoặc cả hai, sụn sườn được dùng trong các ca nâng mũi như kéo dài đầu mũi, dựng trụ mũi và sống mũi.
Ưu điểm của sụn sườn là có độ bền chắc lớn nên có thể duy trì dáng mũi lâu dài. Hơn nữa, sụn sườn còn có khả năng thích ứng rất cao, dễ dàng bám dính vào các tổ chức mô xung quanh. Thế nên, dùng sụn sườn sẽ giúp đảm bảo tính bền vững và hạn chế tối đa biến chứng.
- Sụn vách ngăn
Là phần sụn được bóc tách từ vách ngăn mũi. Để có được loại sụn này, Bác sĩ phẫu thuật sẽ phải rạch 2 bên cửa mũi rồi mới tiến hành tách phần da mũi và cắt lấy một phần sụn vách ngăn vừa đủ.
Sụn vách ngăn có đặc tính là rất cứng và thẳng. Do đó, chất liệu sụn này thường được sử dụng để dựng chân mũi và nâng sống mũi .
- Sụn vành tai
Sụn vành tai là một trong những chất liệu sụn tự thân được sử dụng phổ biến nhất trong dịch vụ nâng mũi. Bác sĩ phải rạch một đường mổ sau nếp tai dài khoảng 1-2 cm để lấy được phần sụn nằm ở vùng hốc tai.
Chất liệu này dùng trong các trường hợp như bọc đầu mũi, khắc phục triệt để tình trạng mũi bóng và đỏ. Bạn sẽ có được dáng mũi thanh tú như thật chỉ sau 1 lần phẫu thuật duy nhất.
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.