Vì lí do nào đó, khách quan hay chủ quan mà hàm răng của chúng ta sẽ dần yếu đi, bị lung lay và thậm chí là bị gãy rụng một hoặc nhiều răng. Điều này không những ảnh hưởng đến việc ăn nhai hằng ngày mà còn làm cho vẻ đẹp của mọi người bị giảm đi đáng kể. Để giải quyết vấn đề này, nhiều người đã tìm đến phương pháp làm cầu răng như là chiếc phao cứu cánh cho hàm răng bị hư tổn. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến quy trình làm cầu răng để mọi người dễ dàng hình dung và nắm rõ được những điều mà mình cần phải chuẩn bị trước khi bước vào làm cầu răng.
Thiết kết cầu răng
Cầu răng là gì ?
Làm cầu răng là một trong những kỹ thuật trồng răng giả cố định nhằm phục hình những hư tổn của hàm răng bằng cách nối các chụp răng giả lên cùi răng. Phương pháp làm cầu răng sẽ giúp cho mọi người duy trì được chức năng ăn nhai hằng ngày, đồng thời cũng giúp cho những chiếc răng kế cận không chịu sự tổn thương hay xô lệch.
Quy trình làm cầu răng được thực hiện như thế nào ?
Cũng giống như những phương pháp chỉnh hình nha khoa khác, làm cầu răng cũng được thực hiện trong một môi trường vô trùng, theo những tiêu chuẩn mà Bộ Y tế đã đề ra. Quy trình làm cầu răng được thực hiện theo các bước như sau:
Kiểm tra răng miệng
Bước thứ nhất: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng thương tổn của hàm răng. Ở bước này, bác sĩ không những đánh giá được bệnh tình mà còn giúp cho bệnh nhân phát hiện ra một số bệnh lý răng miệng khác như sâu răng, viêm lợi, … mà bệnh nhân có thể gặp phải. Từ đó sẽ đưa ra hướng điều trị khoa học và hiệu quả cho bệnh nhân trước khi bước vào các khau làm câu răng.
Bước thứ hai: bác sĩ sẽ tiến hành chụp phim X- quang. Việc này sẽ là bước quan trọng để kiểm tra cấu trúc cung hàm và xương hàm, răng của bệnh nhân. Qua đây, bác sĩ sẽ quyết định biện pháp giải quyết, đưa ra quy trình và phác đồ điều trị, nếu như bệnh nhân đồng ý thì sẽ tiếp tục tiến hành những bước tiếp theo.
Bước thứ ba: Bác sĩ sẽ tiến hành bước gây tê tại chỗ để tránh được cảm giác đau đớn cho bệnh nhân khi thực hiện việc mài hai răng bên cạnh để cầu răng sẽ chụp lên cùi răng đó. Đồng thời bác sĩ cũng tiến hành việc đo đạc cung hàm để lấy mẫu răng phù hợp với khung hàm. Đây là bước tiền đề quan trọng để sau này bác sĩ thiết kế mẫu cầu răng sao cho tương thích và phù hợp với các răng ở bên cạnh. Trong khoảng thời gian chờ hoàn thành thiết kế cầu răng thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ lắp cầu răng tạm thời để đeo trong vài ngày.
Quy trình làm cầu răng như thế nào ?
Bước thứ tư: Đeo cầu răng và hoàn thành quy trình. Lúc này bác sĩ sẽ kiểm tra độ chính xác cũng như sự tương thích của cầu răng với cung hàm, nếu như có sự sai lệch nào đó thì kịp thời điều chỉnh cho bệnh nhân.
Ngoài phương pháp trồng răng cố định bằng cầu răng thì còn có kĩ thuật cấy ghép implant. Các bài viết tiếp theo sẽ đề cập đến nội dung cấy ghép răng implant ở đâu tốt ? Chi phí cấy ghép implant. Để giải đáp các thắc mắc rõ ràng hơn, cách tốt nhất bệnh nhân nên đến nha khoa để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn nhé.
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.